Ngành công nghiệp đóng tàu của Việt Nam sẽ phát triển vào năm 2020

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vừa phê duyệt kế hoạch phát triển cho ngành công nghiệp vận tải biển của Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, nhằm giảm bớt gánh nặng về giao thông vận tải trên các tuyến đường.

 

Công nghiệp vận tải biển toàn cầu đặt ra theo tiêu chuẩn mới, đưa ra những giải pháp nhằm thúc đẩy hơn nữa sự phát triển của công nghiệp vận tải biển.

 

Đa phần hàng nhập khẩu và xuất khẩu được vận chuyển bằng đường biển vì vậy theo kế hoạch Việt Nam tiếp tục hòa nhập với mạng lưới vận chuyển toàn cầu và kết nối Việt Nam đến các khu vực xa xôi như Bắc Âu hay Nam Mỹ.

 

Đến năm 2020, ngành công nghiệp dự kiến ​​sẽ đáp ứng hầu hết các nhu cầu vận chuyển trong nước và cung cấp các dịch vụ chất lượng cao với mức phí cạnh tranh.

 

Mục tiêu được đặt ra là vận chuyển 140-152 triệu tấn hàng hóa, trong đó bao gồm 40-46 triệu tấn hàng hóa quốc tế, và phát triển đội tàu vận chuyển với tổng dung tích là 6,84-7.52 triệu tấn (DWT).

 

Ngành công nghiệp cũng sẽ có các khóa học bồi dưỡng cho 27.000 cán bộ, thuyền viên và sẽ đào tạo thêm 15.000 thành viên mới.

 

Kế hoạch phát triển này đòi hỏi phải có nguồn vốn đầu tư  khoảng 20-30 tỷ VNĐ (tương đương 1-1.5 tỷ USD) vào năm 2020. Phần lớn nguồn vốn này được huy động từ chính các doanh nghiệp.

 

Để đảm bảo quá trình thực hiện kế hoạch trên được thuận lợi, Việt Nam sẽ hợp lý hóa thủ tục hành chính tại các cảng biển và quá trình đăng ký cho các tàu mới, áp dụng công nghệ thông tin như: hải quan điện tử trong quản lý và khuyến khích đầu tư trong phát triển đội tàu vận tải biển.

Nguồn: http://vietnamshipbuildingnews.com/