Ngành công nghiệp đóng tàu đang trong giai đoạn phát triển mới

Ngành công nghiệp đóng tàu của Việt Nam đã tăng trưởng 25-30%/ năm trong tất cả các lĩnh vực so với thập kỷ trước

Đây là nhận định của Ông Đỗ Đức Tiến- Phó Cục trưởng Cục Hàng Hải Việt Nam trong buổi Hội thảo về” Ngành công nghiệp đóng tàu Việt Nam- Giai đoạn phát triển mới” đã được tổ chức tại Hà Nội.

Ông Tiến cũng cho biết: Chiến lược Biển Việt Nam đến năm 2020 là sẽ đưa ngành công nghiệp đóng tàu trở thành một trong hai nhân tố trụ cột chính của nền kinh tế hàng hải, lĩnh vực này được kỳ vọng sẽ đóng góp thứ hai cho ngân sách nhà nước

Để thực hiện mục tiêu trên, một số văn bản pháp luật liên quan cũng được sửa đổi nhằm giúp các doanh nghiệp đóng tàu và logistics vượt qua được khó khăn, duy trì sản xuát và cải thiện thị phần trên thị trường trong khi các doanh nghiệp này được khuyến khích mở rộng liên kết trong nước và quốc tế, thành lập thêm các công ty liên danh.

Thêm vào đó, tất cả các lĩnh vực kinh tế và các tổ chức nước ngoài cũng được khuyến khích để đầu tư phát triển cho các đội tàu Việt nam. Trong đó có chính sách nhằm hộ trợ cho việc tái cơ cấu, phát triển và hiện đại hóa cho đội tàu trong nước.

Theo đại diện của Hãng môi giới tàu, thị trường logistics đã có dấu hiệu phục hồi kể từ đầu năm nay, cũng như giá thành trong ngành đóng tàu và cước phí logistics cũng đã tăng. Điều này tạo cơ hội cho ngành công nghiệp đóng tàu của nước ta được mở rộng.

Ngành công nghiệp đóng tàu của Việt Nam đang phải cạnh tranh với các doanh nghiệp Nhật Bản và Trung Quôc trong các vấn đề tài chính, thanh toán, vì vậy để có thể phát triển và thu hút vốn đầu tư trong lĩnh vực này các cơ quan chức năng cần tạo điều kiện tốt hơn nữa.

Hiện tại, Việt Nam đã có khoảng 120 nhà máy đóng tàu với các trọng tải khác nhau, nhỏ nhất là 1,000DWT, điều này là nền tảng kỹ thuật quan trọng cho ngành công nghiệp đóng tàu của nước ta

Nguồn: http://vietnamshipbuildingnews.com/