Châu Phi nổi lên là một điểm sáng trên thị trường đóng tàu.

Cơ hội luôn luôn xuất hiện ở đây nhưng cho tới giờ Châu Phi vẫn thất bại trong công cuộc hiện thực hóa những cơ hội tiềm năng để có thể nổi lên như một thế lực mới của nền kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên cơ hội mới đang tới, đặc biệt là nơi cung cấp nguyên liệu và xuất khẩu nguồn tài nguyên dồi dào, Châu Phi đang có cơ hội vươn đến vị trí thích hợp và đóng góp quan trọng cho sự phục hồi của ngành công nghiệp đóng tàu thế giới.


Theo một báo cáo của nhà môi giới đóng tàu Intermodal,” Châu Phi đã bị bỏ lại rất xa trong làn sóng toàn cầu hóa, mãi cho đến gần đây nó chỉ được coi như rào cản lớn cỡ châu lục cho trục thương mại Đông – Tây hơn là một cơ hội kinh doanh của thương mại toàn cầu- với những con tàu định hướng quanh nó thay vì đi về những cảng biển của nó (một số dòng tàu như “Suezmax” hay “Capesize”).


Tuy nhiên, sau vài thập kỉ trong tình trạng trì trệ, cuối cùng, Châu Phi cũng đã trỗi dậy. Từ năm 2000, khu vực trước sa mạc Sahara đạt tốc độ tăng trưởng cao hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn cầu và hiện tại đứng thứ 2 chỉ sau Châu Á. Ngay cả vào giữa thời kì khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2009, Châu Phi là nơi duy nhất cùng với Châu Á có mức tăng trưởng đương 2%. Với nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào, cấu trúc dân số trẻ và tầng lớp trung lưu tăng nhanh, các tập đoàn đóng tàu dường như đang hướng sự chú ý của họ vào điểm nóng thị trường mới.


Theo nhà môi giới mua bán Tasos Papadopoulos,” những mỏ than đá và sắt dồi dào ở các nước như Nam Phi, Liberia, Zambia, Mauritania hay Guinea đã thu hút sự quan tâm của các tập đoàn khai khoáng lớn trong khi các công ty Trung Quốc đang tìm nguồn cung quặng sắt thay thế tại Châu Phi với mong muốn có thể phá vỡ tình trạng hiện tại của nguồn cung quặng sắt với lợi ích lớn thuộc về các nhà cung cấp BHP, Vale và Rio của Australi, Brazil. Chủ tịch nước Tập Cận Bình trong chuyến thăm gần đây tới Tanzania nhận xét “Con sư tử Châu Phi đang phi ngày càng nhanh trong khi Trung Quốc vẫn duy trì đà phát triển. Chúng ta nhìn vào sự phát triển của bên kia như là cơ hội của mình” Papadopoulous nói.


Ông nói thêm “ Trung Quốc bên cạnh những quốc gia khác đang đầu tư rất lớn vào châu lục này; thương mại 2 chiều Trung Quốc và các quốc gia châu Phi đã tăng 20 lần trong thập kỉ vừa qua, trong khi 2 bên hướng tới mục tiêu thương mại 2 chiều đạt 300 tỉ đô la Mỹ vào năm 2015. Tương tự như vậy các công ty Nhật Bản đang tìm kiếm sự đa dạng của nguồn cung cấp nguyên liệu thô để tăng cường vị trí của họ và đạt được những thỏa thuận thuận lợi hơn từ các nhà cung cấp nguyên liệu khác. Các công ty Nhật đang đầu tư rất lớn vào lĩnh vực khai thác than; than đá sử dụng trong luyện thép. Một báo cáo gần đây cho thấy một dự án của Mozambic do Tập đoàn thép Nippon & kim loại Sumitomo hỗ trợ và Công ty thương mại thép Nippon sẽ nhận được hàng tỉ đô la Mỹ đầu tư. Ấn Độ, Brazil, Nga cũng rất tích cực trong lĩnh vực này, với quyền lực thực dân cũ, họ vẫn giữ được ảnh hưởng trong khu vực này”.


Trong khi đó, nguồn cung mới cho dầu hỏa và khí tự nhiên ở các quốc gia như Sudan, Mozambique hay ngoài khơi Angola được coi như nguồn cung chất đốt mới nổi. Hơn nữa, tầng lớp trung lưu đang nổi lên ở Nigeria, Ghana, Ethiopia và tất nhiên Nam Phi sẽ đẩy nhanh lượng hàng hóa vận chuyển bằng container. Mozambique có lượng hàng hóa vận chuyển bằng container tăng trưởng 10 lần trong thập kỉ qua từ năm 2000. Các nhà đầu tư cũng phản ứng tích cực với tất cả những sự phát triển này. Nước sản xuất đồng Zambia năm ngoái đã phát hành trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10 năm đã được đón nhận rất mạnh mẽ. Rwanda gần đây đã phát hành trái phiếu chính phủ lần đầu tiên.


Theo phân tích của Intermodal,”có thể nói rằng rất nhiều thứ cần phải được làm để châu Phi có thể tiếp tục đạt được sự tăng trưởng kinh tế cao và đóng góp nhiều hơn cho thương mại toàn cầu; sự chênh lệch thu nhập không công bằng, tham nhũng, cơ sở vật chất nghèo nàn và các rủi ro cố hữu trong kinh doanh đó là những vấn đề cần nhanh chóng giải quyết. Phần lớn người dân châu Phi vẫn sống dưới mức nghèo khổ; thu nhập trung bình trên đầu người hàng năm các nước tiền-Sahara đứng ở mức 1300 đô la Mỹ bằng mức của Trung Quốc năm 2003. Nếu một phần thu nhập từ tài nguyên thiên nhiên được đầu tư vào giáo dục và cơ sở hạ tầng thì năng suất lao động của lực lượng lao động sẽ được nâng cao và tầng lớp thanh niên sẽ đóng góp vào sự phát triển kinh tế với cả vai trò là người lao động và tiêu dùng”, Papadopoulos kết luận.

Nikos Roussanoglou, Hellenic Thông tin hàng hải thế giới.