Theo báo cáo của Bộ Giao thông Vận tải vừa đưa ra về việc xác định mục tiêu sắp tới của Vinalines trong việc tái cơ cấu để trở thành công ty đóng tàu hàng đầu trong nước.
Các công ty thành viên của Vinalines bao gồm: cảng Saigon, Nghe Tinh, Cam Ranh, Can Tho và cảng Năm Căn, sẽ được cổ phần hóa cùng với công ty mẹ
Vinalines cũng đưa ra đề nghị về việc tạm dừng tái cơ cấu các doanh nghiệp vận tải biển chính của họ, bao gồm: công ty Vận tải biển Vinalines, Công ty Vận tải biển Container Vinalines và Công ty dịch vụ Hàng hải Vinalines Hải Phòng
Các công ty phụ thuộc về mặt tài chính này sẽ trở thành một phần của công ty mẹ trong suốt quá trình tái cơ cấu
Cũng giống như việc tăng cường của Ban chỉ đạo cổ phần hóa của Công ty, cuối tháng 3 vừa qua Vinalines đã đưa ra kế hoạch về việc lựa chọn các nhà tư vấn để định giá doanh nghiệp
Theo đó, để đẩy nhanh tiến độ tái cơ cấu của công ty, Bộ Thương mại đã yêu cầu các nhà thầu tư vấn có kinh nghiệm trong lĩnh vực cốt lõi của Vinalines như: vận tải biển và khai thác cảng biển cùng với tái cơ cấu các tập đoàn nhà nước khác.
Theo như phát biểu của ông Lê Anh Sơn- Tổng Giám đốc mới của công ty cho biết: "Vinalines sẽ bị lóng ngóng trong những năm sắp tới trừ khi có những biện pháp mạnh mẽ trong việc thúc đẩy việc cải cách”
Mặc dù chưa có con số chính xác của kiểm toán nhưng người ta có thể chắc chắn rằng, trong năm vừa qua Vinalines đã bị thua lỗ nặng do các hoạt động vận tải biển diễn ra hết sức nghèo nàn
Năm 2013, công ty vẫn được dự báo tiếp tục duy trì mức lỗ của 04 năm liên tiếp trước đó, con số này đã vượt quá 1 nghìn tỷ đồng ( tương đương 47.600.000 $).
Ông Sơn cũng cho biết: “Năm 2013 là một năm bi thảm cho các doanh nghiệp vận tải biển. Mặc dù lợi nhuận trong quý IV đã được cải thiện so với các quý khác trong năm, có một số tàu lớn hơn 100.000 DWT của Vinalines đã đem về lợi nhuận cho công ty.”
Tại buổi thảo luận về các biện pháp nhằm giải quyết các vấn đề đã đưa ra, ông Sơn cho biết: “ Khó khăn lớn nhất trong việc tái cơ cấu cho đội tàu của chúng tôi chính là tỷ lệ đầu tư cao. Rất nhiều các tàu của chúng tôi đã được đầu tư khi thị trường vận tải biển ở đỉnh cao, do đó chi phí đầu tư quá cao. Nếu chúng tôi cứ chờ đợi sự phục hồi của thị trường vận tải biển thì đội tàu của chúng tôi sẽ ngày càng già đi và chi phí dành cho việc bảo trì, bảo dưỡng ngày càng nhiều. Vinalines bắt buộc phải chấp nhận việc bán lỗ để giảm bớt gánh nặng về mặt tài chính”
Để đảm bảo cho việc phát hành cổ phiếu ra công chúng lần đầu tiên (IPO) được thành công, một trong những nhiệm vụ cốt lõi của Vinalines trong năm nay là hoàn thành việc tái cấu trúc về mặt tài chính
Đến nay công ty đã thành công trong việc gia hạn khoản nợ 196,000,000 từ các tổ chức tín dụng nước ngoài và 43 nghìn tỷ đồng ( tương đương 2.04 tỷ $) từ các tổ chức khác trong nước.
Hầu hết các khoản nợ sẽ được miễn trả lãi từ 1-3 năm, nhưng về mặt thực tế công ty cần được miễn trả lãi từ 5-6 năm, vì vậy doanh nghiệp vẫn phải đối mặt với nhiều áp lực lớn.
Ông Sơn giải thích: “Chúng tôi vẫn còn nợ số tiền như trên và việc gia hạn nợ trong ngắn hạn không đủ để hỗ trợ các nỗ lực tái cơ cấu của chúng tôi”
Một dấu hiệu đáng khích lệ là các ngân hàng thương mại trong nước như VietinBank đã đồng ý hoán đổi các khoản vay với cổ phiếu của công ty để hỗ trợ các nỗ lực tái cơ cấu.
Công ty hy vọng các chủ nợ khác trong nước cũng sẽ có cái nhìn tương tự.
Bộ Trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng đã ghi nhận trong năm nay sẽ đánh dấu một bước ngoặt trong sự phát triển của Vinalines.
Bộ trưởng cho biết: "Vinalines có thể cổ phần hóa thành công nếu công ty được định giá một cách chính xác. Công ty có lợi lớn về các cảng biển, có thương hiệu lâu dài và vai trò tiên phong trong lĩnh vực vận chuyển nội địa. Đây là tất cả những điểm rất thu hút các nhà đầu tư "