Theo phân tích của BIMCO, các nhà máy đóng tàu được xem là đã “đâm đầu xuống vực” thẳm từ 15 tháng trước. Hiện nay, sự chuyển đổi từ sản phẩm đầu ra của các nhà máy uy tín cao trong những năm gần đây hướng đến tìm lối thoát cho sản phẩm đầu ra. Phân tích này của BIMCO so sánh dữ liệu từ 12/2011 với 3/2013 cho thấy có sự thay đổi đáng lưu ý trong ngành công nghiệp đóng tàu.
Một phần giải pháp của công cuộc bình ổn là bằng chứng của sự chuyển dịch dòng tàu chủ yếu từ phân khúc tàu thương mại như hàng rời, tàu dầu và tàu container chuyển sang tàu công trình ưu tiên phục vụ ngành công nghiệp dầu khí.
Trong những năm qua, tín dụng ngành đóng tàu cuối cùng đã có những hỗ trợ đối với công nghiệp dầu khí. Bằng chứng là chỉ có lượng đơn hàng tàu offshore hiện nay là cao hơn so với 15 tháng trước. Các sản phẩm tàu offshore bao gồm tàu FPSO/FSO, tàu giàn khoan, tàu dịch vụ dầu khí, tàu thả neo AHTS và giàn khai thác dầu khí.
Báo cáo nghiên cứu của BIMCO bổ sung thêm, các đơn hàng đóng mới trong phân khúc thị trường tàu offshore có xu hướng rõ đang ngày càng gia tăng quy mô và tập trung vào các chủng loại tàu lớn. Con số công suất thực tế chỉ tăng 20% trong khi công suất cgt tăng 42% cho thấy sự ưa chuộng các dòng phức tạp như FPSO/FSO (+83%) và tàu dịch vụ giàn khoan (+75%).
Tổng đội tàu FPSO/FSO và tàu dịch vụ giàn khoan chiếm 72% đơn hàng tàu offshore hiện nay, so với mức 51% của tháng 12/2011.
Giám đốc bộ phận phân tích thị trường vận tải biển của BIMCO, ông Peter Sand phát biểu “Trong khi tình trạng dư cung vẫn còn diễn ra nhiều ở các nhà máy, những công suất dư thừa này đang được chuyển hướng sang các phân khúc thị trường khác (ví dụ như phục vụ ngành công nghiệp dầu khí).
Xét triển vọng đến năm 2020, tất cả các quan điểm đi theo hướng bình ổn nhà máy, làm thế nào để lấp trống công suất đóng mới dư thừa. Nói một cách khác, ngành công nghiệp đóng tàu sẽ tiếp tục bị ảnh hưởng bởi sự quá tải ít nhất trong vài năm tới.
Nguồn: BIMCO