Lý do các chủ tàu đang quay lại đầu tư đóng mới tàu chở hàng rời

Mặc dù trên thực tế, thị trường tàu hàng rời vẫn còn tình trạng dư cung nặng nề và các đơn hàng đóng tàu thu hẹp trong thời gian qua, dường như các chủ tàu đang quay lại các nhà máy với các đơn hàng đầu tư mới. Cho đến nay, câu hỏi phức tạp đặt ra là tại sao các chủ tàu lại đang chọn con đường đầu tư này thay cho việc xoay sở làm giảm bớt áp lực dư cung hiện nay trong thị trường giá cước vận tải.


Đầu năm nay, môi giới Intermodal bày tỏ quan điểm năm 2013 sẽ là một năm đầy thách thức nhưng cũng đem đến các cơ hội đầu tư tốt vào ngành hàng hải bởi vì mức giá đang trở nên quá hấp dẫn. “Ngay sau đây thôi, mặc dù thị trường vận tải đang suy thoái, đội tàu dư cung, các đơn hàng tồn đọng và hơn hết thảy là vấn đề thiếu vốn, chúng tôi vẫn chứng kiến lượng giao dịch đáng chú ý đối với tàu hàng rời”, Intermodal phát biểu trong báo cáo tuần vừa rồi.


Là một nhà môi giới đóng mới, ông Theodore Ntalakos phân vân liệu các đơn hàng mới này có hợp lý hay không? Câu trả lời của ông là “Đối lập với các đơn hàng gia tăng là việc thị trường không thể hỗ trợ thêm cho đóng mới và các chủ tàu đang lại tự bắn súng vào chân họ một lần nữa. Tuy nhiên, bất kỳ một cá nhân có lý trí nào đều muốn mua tàu mới khi mức giá của thị trường đang ở vùng đáy như hiện nay. Họ luôn luôn ngụy biện rằng ngành hàng hải là một trò chơi không hợp tác và mỗi chủ tàu thông minh sẽ tìm kiếm cơ hội tiết kiệm chi phí tối đa cho dù những kẻ khác quyết định làm gì. Dường như những người có tiền đang nghĩ rằng giá cả sẽ không thể giảm thêm; do vậy đã chủ động đặt mua thêm tàu mới. Các thiết kế sinh thái hấp dẫn mới cùng với sự lỗi thời của đội tàu cũ đã dẫn các chủ tàu tìm đến phòng họp của các nhà máy đóng tàu”, Ntalakos phát biểu.

 

Ông nói thêm rằng: “Có rất ít nhà máy sẵn lòng nhận các đơn hàng này với mức chi phí chỉ đảm bảo duy trì sản xuất trong vài năm tới. Nhật Bản đang chuộng “Abenomics” - các chính sách kinh tế được Thủ tướng Shinzo Abe ủng hộ, cho phép các nhà đóng tàu Nhật Bản đưa ra các báo giá cạnh tranh và đòi lại thị phần từ các đơn hàng mới này. Toàn bộ các nhà máy vừa chứng kiến lượng khách hàng và đơn hỏi hàng gia tăng hàng ngày. Mặc dù nhu cầu vẫn chưa đủ mạnh để thúc đẩy tăng giá nhưng đáng lưu ý là các nhà máy đóng tàu đang giao dịch mua bán nhiều hơn hẳn so với 6 tháng, thậm chí 1 năm trước đó.

 

Theo như ông Ntalakos: “Quay lại với các số liệu thống kê, tỷ suất đơn hàng/đội tàu tháng 2 cho thấy sự ưa chuộng đối với tàu Capes và Suparmax với các lượng hợp đồng được ký kết tập trung chủ yếu vào 2 dòng này. Tiếp theo là Handies và Panamax, được cho là ít hấp dẫn hơn nên nhận được ít hợp đồng hơn. Trong 4 tháng đầu năm 2013, đội tàu tăng trưởng khoảng 2.5% theo như dự đoán do số lượng đơn đặt hàng nhiều từ những năm trước mặc dù số lượng hợp đồng mới rơi vào khoảng 13.5%”.


Intermodal lưu ý rằng: “Các đơn hàng cuối cùng được thực hiện đồng bộ hóa với sự phục hồi của thị trường giá cước vận chuyển vốn thúc đẩy tìm kiếm lợi nhuận. Liệu các đơn hàng này được ký hợp đồng do một mặt của yếu tố thị trường hay không, thời gian sẽ chứng minh dự đoán về ngành vận tải cũng như thị trường chung. Dự đoán này không chắc chắn và vẫn còn nhiều rủi ro, tuy nhiên, theo như tác giả Mỹ John Shedd “Một con tàu neo tại cảng là an toàn, nhưng đó không phải là mục đích chế tạo ra nó”, ông kết luận.

Nguồn: http://www.hellenicshippingnews.com